Phản ứng Ghép nội tạng ở Trung Quốc

Phản ứng từ Trung Quốc

Phản ứng chính thức

Nếu Trung Quốc công khai minh bạch nguồn tạng cấy ghép, mà điều ấy cũng không khó thực hiện và đồng thời cũng hợp với hệ thống luật pháp hiện hành của Trung Quốc, thì đã mọi thứ đã rõ ràng từ lâu. Liệt kê một số việc cụ thể, những việc mà lẽ ra Trung Quốc phải làm từ lâu, với tư cách cường quốc số 2 về số ca cấy ghép:

  1. Công khai những trường hợp lĩnh án tử hình.
  2. Cho phép bên thứ ba kiểm chứng những trường hợp hiến tạng.
  3. Xây dựng hệ thống quyên tạng hiến giống như các nước có phát triển ngành cấy ghép tạng.

Nhưng bao năm qua, Trung Quốc không hề đi theo con đường đó.

  1. Năm 2001, khi bị chất vấn sau sự kiện Vương Quốc Kỳ, Trung Quốc thẳng thừng phản bác, và nói ông Vương là nói dối
  2. Năm 2005, khi cấy ghép đã tràn lan, Trung Quốc thừa nhận tù nhân chính là nguồn tạng cho cấy ghép (nghĩa là trái ngược với tuyên bố 2001)
  3. Năm 2006 và 2007, khi bị chất vấn về chênh lệch các con số, thì Trung Quốc không giải thích cho chênh lệch đó, mà thay vào đó đưa ra luật cấm mua bán tạng trái phép[53] và cấm các cơ sở cấy ghép tạng không có đăng ký hành nghề ở Trung Quốc[54].

Những đạo luật đó nghe thoáng thì rất ổn, nhưng trên thực tế thì dù thực tế có triển khai các đạo luật đó, thì cũng chỉ ảnh hưởng tới các cơ sở dân sự hoặc cơ quan ngoài quân đội; còn các cơ sở ý tế thuộc quân đội hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của những đạo luật này[55]. Mà trên thực tế, qua điều tra những bệnh nhân đã từng sang Trung Quốc làm khách du lịch nhận tạng, thì các cơ sở quân đội mới chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc[56].

Quả nhiên, tờ China Daily của Trung Quốc đã báo cáo rằng tháng 8-2009 khoảng 65% ca cấy ghép vẫn là từ tù nhân đã lĩnh án tử hình mà như Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố đó là "nguồn tạng không thích hợp cho cấy ghép"[57].

Tháng 3-2010 ông Hoàng tuyên bố lần chạy thử nghiệm lần đầu tiên chương trình thu gom tạng hiến tặng được tiến hành kết hợp giữa Hội chữ thập đỏ và Bộ Y tế.

Tháng 4 năm 2013, ông Hoàng lại thay đổi quan điểm khi tuyên bố rằng tạng của tù nhân đã lĩnh án tử hình cũng là thích hợp cho chương trình thu gom tạng hiến tặng[58][59], và bày tỏ rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng tù nhân làm nguồn tạng cho tới khi dần dần có được nguồn tạng thay thế[60]. Chính sách đó của Trung Quốc bị chỉ trích mạnh mẽ, ví dụ Giáo sư Fiatarone Singh đã nói thẳng: "Đây là vấn đề đạo đức. Không thể là các ông bảo các ông sẽ dần dần thôi làm như thế sau vài năm. Mà là các ông phải chấm dứt ngay lập tức. Như lời của ông Hoàng thì nghĩa là 95% đến 99% nguồn tạng [ở Trung Quốc] là từ tù nhân bị hành quyết, kể cả những ca do đích thân ông ta mổ lấy tạng"[61].

Tù nhân vẫn là nguồn tạng chính thức năm 2014[6]. Tháng 3-2014 ông Hoàng Khiết Phu, chủ tịch Hội đồng Hiến tạng Trung Quốc và nguyên thứ trưởng Bộ Y tế tuyên bố rằng chương trình thu gom tạng hiến của ông đã thu được tổng số 1.570 tạng kể từ năm 2010[6]. Con số này không đáng kể so với con số tạng được Trung Quốc cấy ghép. Ngày 4-12-2014, vài ngày trước sự kiện Ngày Nhân quyền Quốc tế 10-12, ông Hoàng tuyên bố là Trung Quốc sẽ chấm dứt việc lấy tạng từ tù nhân vào 1-1-2015[62]. Giới quan sát cho rằng "Không có bất kỳ dấu hiệu nào trong tình hình hôm nay chỉ ra rằng [Trung Quốc] sẽ thực hiện lời tuyên bố đó"[63], và nói thẳng rằng đó "chỉ là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc để đánh lạc hướng dư luận quốc tế chống lại hoạt động này"; dù sao đi nữa năm 2013 Trung Quốc đã từng hứa hẹn rằng sẽ chấm dứt thu hoạch tạng từ tù nhân vào giữa năm 2014[5] và họ đã không thực hiện.

Phản ứng không chính thức

Ngoài những phản ứng chính thức nói trên, thì không thể không kể đến những phản ứng không chính thức gây nhiễu thông tin. Điển hình nhất là mỗi khi vấn đề mổ cướp tạng được đặt ra ở đâu đó thì Trung Quốc lại tới đó ngăn cản và đưa ra tuyên truyền chống phá Pháp Luân Công[64] gây nhiễu thông tin và làm người nghe lầm tưởng nạn mổ cướp tạng là vấn đề gì đó riêng của Pháp Luân Công.

Thực tế, nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc là vấn đề liên quan đến hệ thống Y tế, cơ chế ra luật và thực hành luật, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, vấn đề nhân quyền nhất là vi phạm nhân quyền trong việc đối đãi tù nhân,... của chính Trung Quốc, và những vấn đề đó đã có từ lâu, rất lâu trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu.

Một phản ứng không chính thức nữa là loan tin đặc trưng gây nhiễu và hiểu lầm, là đưa ra những bài báo, tin tức tìm cách đổ lỗi cho "thị trường chợ đen", hoặc các nước khác cũng có thị trường chợ đen chứ không chỉ Trung Quốc, hoặc đưa một "đường dây mua bán tạng phi pháp" ra công lý. Cứ như thể là nhà nước Trung Quốc đang rất nỗ lực giải quyết vấn đề này.[65].

Kỳ thực, cách đánh lạc hướng thông tin như vậy chỉ có thể gây nhiễu khán giả thông thường. Chỉ cần có một chút nhận thức vấn đề này là có thể thấy ngay rất nhiều tin trong đó cố tình né tránh vấn đề chính, tức là nạn cướp tạng ở Trung Quốc:

  1. Tầm cỡ du lịch ghép tạng ở Trung Quốc lớn đến nỗi không cách nào đổ lỗi cho "chợ đen"; ngoài ra bản thân công nghệ cấy ghép là công nghệ cao, không phải ai muốn làm cũng có thể làm được.
  2. Đầu vào của thị trường chợ đen chủ yếu là thu mua tạng của người nghèo, và nói chung chỉ có thận. Chỉ có sự tồn tại ngân hàng tạng dồi dào như tù nhân mới có thể duy trì hoạt động du lịch ghép tạng hiện nay ở Trung Quốc với đủ loại cơ quan tạng và thời gian chờ đợi ngắn một cách bất thường. Hơn nữa, thực tế đã chỉ ra rằng từ lâu, Trung Quốc vẫn thực hành việc thu hoạch tạng từ tù nhân bị hành quyết.

Phản ứng từ cộng đồng học viên Pháp Luân Công

Cộng đồng học viên Pháp Luân Công lên án mạnh mẽ nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc, nơi mà các học viên là nhóm nạn nhân chính. Họ mở các sân khấu nhỏ ngoài phố ở rất nhiều nơi trên thế giới diễn cảnh bác sĩ Trung Quốc mổ cướp tạng học viên của họ như thế nào[66][67].

Phản ứng từ DAFOH

Năm 2013, Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp tạng (DAFOH) đã kiến ​​nghị với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, kêu gọi hành động ngay lập tức để chấm dứt hoạt động mổ cướp tạng phi đạo đức từ các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. DAFOH cũng kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công, các nạn nhân chủ yếu của nạn mổ cướp tạng.[68].

DAFOH cũng tiến hành thu thập chữ ký khắp thế giới, cả trên website và qua con đường ký trực tiếp, để đề cao nhận thức trong quần chúng đồng thời kêu gọi chấm dứt nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Từ tháng 7 và tháng 11 năm 2013, gần 1,5 triệu người ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký ủng hộ theo chương trình thu thập chữ ký của DAFOH[68].

Phản ứng chính thức của EU

Ngày 12 Tháng 12, 2013, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết RC-B7-0562/2013 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc[69]; trong đó có đoạn viết: "Yêu cầu Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chấm dứt ngay lập tức hoạt động thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm, từ các nhóm tín ngưỡng, và các nhóm dân tộc", và viết: "Yêu cầu Trung Quốc lập tức thả tất cả các tù nhân lương tâm, gồm cả các học viên Pháp Luân Công".

Phản ứng chính thức của Hoa Kỳ

Ngày 30 tháng 7 năm 2014 Uỷ ban Đối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo nghị quyết 281 chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc[70]; trong đó có đoạn viết: "Phải chấm dứt ngay lập tức hoạt động thu hoạch tạng từ học viên Pháp Luân Công, từ tù nhân lương tâm, từ các nhóm tín ngưỡng, và các nhóm dân tộc", và có đoạn: "Yêu cầu lập tức thả ngay các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác".

Phản ứng chính thức của Canada

Ngày 6 tháng 11 năm 2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế Nghị viện Canada[71] đã thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc[72].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghép nội tạng ở Trung Quốc http://www.donatelife.gov.au/discover/facts-and-st... http://www.abc.net.au/7.30/content/2013/s3763410.h... http://www.abc.net.au/news/2013-05-20/chinese-doct... http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publicatio... http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2014-03/07/con... http://www.chinadaily.com.cn/china/2010-04/10/cont... http://www.gov.cn/zwgk/2007-04/06/content_574120.h... http://www.amazon.com/The-Slaughter-Killings-Harve... http://www.atimes.com/atimes/China/HD04Ad01.html http://www.bbc.com/news/world-asia-china-26445553